Cha của đồng
chí là cụ ông Nguyễn Đức Tiết, từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Đề
đốc Tạ Quang Hiện lãnh đạo. Năm 1888, cụ đỗ cử nhân khoa Mậu Tý, nhưng không ra
làm quan mà ở nhà dạy học. Thân mẫu của đồng chí là cụ bà Trần Thị Thùy, người
làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng). Từ khi còn là học
sinh Nguyễn Đức Cảnh đã tham gia các hoạt động yêu nước. Năm 1927 Nguyễn Đức
Cảnh được Việt Nam Quốc dân Đảng cử đi Quảng Châu, Trung Quốc tìm hiểu về Việt
Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội.
Năm 1928,
Nguyễn Đức Cảnh là uỷ viên kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ phụ trách khu Duyên hải và
trực tiếp làm Bí thư tỉnh bộ Hải Phòng. Cuối năm 1928 thực hiện chủ trương 'Vô
sản hoá' của Thanh niên, Nguyễn Đức Cảnh xin làm thợ tại xưởng Caron.
Nguyễn Đức
Cảnh là một trong bảy người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở nước
ta (chi bộ 5D Hàm Long Hà Nội). Đầu tháng 4/1929 đồng chí về Hải Phòng, tổ chức
kết nạp và thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng và trực tiếp làm Bí
thư chi bộ.
Tháng
6/1929, tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập (tại số 312 Khâm Thiên
Hà Nội). Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm
thời, phụ trách phong trào công nhân, hoạt động tại Hải Phòng và khu mỏ. Tháng
7/1929, được Đảng giao nhiệm vụ, Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Đại hội đại biểu
Công hội đỏ Bắc Kỳ. Tháng 8/1929 Nguyễn Đức Cảnh được chỉ định làm Bí thư Ban
chấp hành Đông Dương Đảng cộng sản Đảng Đảng bộ Hải Phòng.
Đầu năm
1930, Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu, đại diện của Đông Dương cộng sản Đảng
đi Hương Cảng dự hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, do lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc chủ trì, Nguyễn Đức Cảnh được chỉ định vào Ban chấp hành Trung ương lâm
thời.
Tháng 4/1931
trên đường đi công tác trở về cơ sở Nguyễn Đức Cảnh bị sa vào tay giặc, tại
làng Yên Dũng Hạ, cách thành Vinh chừng vài cây số. Ngày 17/11/1931 Nguyễn Đức
Cảnh và Hồ Ngọc Lân bị đưa xuống Hải Phòng thi hành án tử hình.
Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục, Nguyễn Đức Cảnh không quản ngại gian
khổ, hy sinh, trải qua nhiều công việc, đảm nhận nhiều chức trách Nguyễn Đức
Cảnh vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ở bất kỳ cương vị nào, đồng chí
cũng đem hết sức lực, trí tuệ phục vụ cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng
cách mạng.
Đồng chí
Nguyễn Đức Cảnh là tấm gương sáng, phát huy tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu
quê hương đất nước trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Thái Bình
hôm nay.
Nguyễn Huyền