Con
trâu được xếp vào hàng thứ hai trong Thập nhị Địa Chi, thường gọi là 12
"Con Giáp".Từ thuở ấu thơ, tôi được nghe kể lại một mẫu chuyện dân
gian: Ngày xa xưa lắm, có một Vị thần linh mời các loài cầm thú đến tham dự
cuộc thi đua về sức khỏe và trí thông minh, nhanh nhẹn của họ hàng nhà mình,
hầu sắp xếp ngôi thứ để được cắt cử luân phiên quản trị thế gian, mỗi nhiệm kỳ
là 365 ngày. Các đại diện sẽ tranh tài, lội ngang qua một con sông lớn, con
trâu to tướng và rất khỏe mạnh nên khi sắp về đến đích, nó đã dẫn đầu, con
chuột bé nhỏ đang lội phía sau! Trong một thoáng suy nghĩ, con chuột vụt nhảy
lên bám vào sừng trâu và nhảy vọt vào bờ! Với mưu trí và sự nhanh nhẹn, chuột
đã đạt hạng nhứt, tiếp theo là con trâu, cọp, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ,
gà, chó và lẹt đẹt nhứt là con heo mập ù, chậm chạp!. Phải chăng, chỉ có những
con vật nói trên lội được qua con sông nầy và từ đó đến nay, tuổi của con người
luôn gắn liền với "12 Con Giáp". Ngoài ra, hai mươi bốn giờ trong một
ngày cũng được phân chia theo ngôi thứ của 12 con vật nói trên: "Nửa đêm
giờ Tý canh ba (Từ 23 giờ đến 01 giờ khuya ngày hôm sau) và Giờ Ngọ, được tính
từ 11 giờ đến 13 giờ trưa…
Trâu - con vật gắn liền với đời sống
người nông dân Việt Nam, từ lúc gà chưa gáy sáng, con trâu đã cùng người băng
qua màn sương lạnh lẽo để ra đồng, nào cày, nào bừa,… con trâu đảm nhận phần
lớn công việc nặng nhọc của nghề nông... Chưa hết, hình ảnh trâu còn gắn liền
với bao sự kiện trong cuộc đấu tranh của dân tộc ta.
Chuyện Trâu Năm Sửu, sự gắn bó thân
thiết giữa người và Trâu mở đầu bằng câu ca dao quen thuộc:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng
cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Trong các loài gia súc gần gũi với
nếp sống sinh kế của xã hội đồng quê Việt Nam thì trâu là loài súc vật rất hữu
ích cho giới nhà nông cày cấy ruộng đồng. Việt Nam là xứ vốn sống nhờ nông
nghiệp qua hàng chục thế kỷ, loài trâu đã chia sẻ cùng con người những nỗi vui
buồn đồng áng, sản xuất ra lúa gạo nuôi sống người dân ta. Trâu là biểu tượng
cho hình ảnh cần cù, chăm chỉ, cực nhọc và khoẻ mạnh. Trong tranh của Đông Hồ còn ghi nhận hình ảnh con trâu đi
sát với sinh hoạt làng quê, có những chú bé mục đồng tóc để tóc chỏm thổi tiêu
trên lưng trâu giữa những cánh đồng lúa chín vàng, hay bên những lũy tre xanh
có những con trâu được nghỉ ngơi nhai cỏ sau những giờ làm lụng vất vả.
Trong nguồn kho tàng văn hóa nghệ
thuật còn có mười bức tranh trâu được gọi là "Thập mục ngưu đồ", vẽ
con trâu và những chú mục đồng, mô tả thứ tự quá trình diễn biến trong tâm thức
của người vận dụng sự hành thiền trong cuộc sống. Thực vậy, Thập mục ngưu đồ là
mười bức họa chăn trâu nổi tiếng trong thiền tông, tương ứng với quá trình hành
đạo của một người phát nguyện đạt đích điểm giác ngộ. Mười bức tranh này có thể
xem là biểu tượng rõ nét nhất khi trình bày những tinh hoa của phái phật giáo
đại thừa.
Nói về trâu, một loài gia súc rất
quan trọng trong đời sống người dân quê ở một số nước thuộc vùng châu Á, đặc
biệt là tại quê hương ta. Chúng cho sức kéo cày nặng nhọc, trâu còn cung cấp
thịt và sữa. Con trâu vốn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em tại nông thôn qua
hình ảnh của những chú bé mục đồng, những sinh hoạt chăn trâu hay len trâu thì
rất gần gũi, vui đùa với trâu, tắm trâu, cỡi trên lưng trâu, thả diều, bên lũy
tre đầu làng, bên những vựa lúa chín vàng,... Trong sự diễn dịch bói toán hay
trong nếp dân sinh người ta thường cho là người sinh vào năm con trâu thì chịu
khó làm việc cực nhọc, chăm chỉ. Về sức mạnh thì lại nói là "mạnh như
trâu".
Như chúng ta đã biết thì dịch
Covid-19 một lần nữa lại quay trở lại, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động
của chúng ta, mọi hoạt động tụ tập đông người bắt buộc phải dừng lại. Từ hình
ảnh gắn với cuốc cày và đời sống người nông dân chân lấm tay bùn, con trâu
trong dịp Tết Tân Sửu 2021 đã chuyển mình, trở thành con giáp tượng trưng cho
sức mạnh Việt Nam trước dịch COVID-19. "Con trâu là linh vật của Việt Nam
không chỉ vì chúng xuất hiện nhiều trong đời sống đồng dao, tranh tượng mà còn
là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người dân". Và chúng ta hãy cùng
đồng sức đồng lòng cùng với sức Trâu để chung tay đẩy lùi đại dịch.
Phạm Yến