Search by category:
Tin tức

Bóng Chuyền Nữ Thái Bình 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

    Thái Bình là tỉnh nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển với trên 1,8 triệu dân, chủ yếu làm nông nghiệp nên bóng chuyền là môn thể thao truyền thống được đông đảo nhân dân yêu thích. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các thế hệ lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực của nghành thể dục thể thao nên ngay từ thập kỷ 70, Thái Bình đã được trung ương phong tặng danh hiệu ” Quê hương bóng chuyền 3 nhất”, Phong trào rộng nhất, nhiều đội bóng nhất, và thành tích luôn đạt cao nhất.

Nửa thế kỷ đã qua, Bóng chuyền Thái Bình nói chung, Bóng chuyền nữ nói riêng đã được những thành tích đáng khích lệ, gieo vào lòng và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người hâm mộ cả nước nói chung cũng như nhân dan Thái Bình nói riêng. Đội bóng chuyền nữ Thái Bình được thành lập vào năm 1964, thời kỳ mà đất nước ta đang tập trung thống nhất hai miền Nam Bắc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những năm đó, Thái Bình chúng ta được coi là một trong những tỉnh quan trọng, tạo nên hậu phương vững chắc chi viện cho chiến trường miền nam với khẩu hiệu ” Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Để đóng góp sức người, sức của, hoàn thành nghĩa vụ với cả nước, toàn tỉnh đã dấy lên nhiều phong trào thi đua, trong lao động sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ hậu phương và phong trào TDTT đã được quan tâm.Trong phong trào TDTT ở những năm đầu thập kỷ 60 phải kể đến môn Bóng chuyền.

          Từ những yếu tố, điều kiện trên nên được sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, ngành TDTT đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh và đã quyết định thành lập, tập trung đội bóng chuyền nữ của tỉnh vào tháng 4 năm 1964.

          Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, lúc thăng, lúc trầm song với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Bóng chuyền nữ Thái Bình đã có nhiều thế hệ HLV, VĐV được cả nước biết đến như: Vũ Thị Gái, Quách Thị Thoan, Bùi Thị Hiến, Nguyễn Thị Hợi…Ngay sau khi thành lập chưa được bao lâu thì toàn miền Bắc phải hứng chịu cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đội luôn phải di chuyển sơ tán nhiều nơi, điều kiện sinh hoạt, tập luyện  hết sức khó khăn song với tinh thần quả cảm đội đã đoạt chức vô địch toàn miền Bắc từ năm 1964 – 1967, 1968,1969 đội đoạt giải nhì và đóng góp nhiều VĐV cho đội tuyển quốc gia.

Trong cuộc  chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt, chỉ thị 180 của Trung ương tạm giải thể các đội thể thao chuyên nghiệp, lực lượng VĐV của đội được điều chuyển về các cơ sở sản xuất như: Xí nghiệp may, Nhà máy tơ …để vừa tham gia sản xuất, vừa xây dựng phong trào và duy trì tập luyện đồng thời đào tạo bổ sung thêm các VĐV mới như: Phạm Thị Dần, Tạ Thị Nho, Tạ Thị Tuyết…Dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Trường Phát đội tếp tục phát huy truyền thống, khắc phục những khó khăn trở ngại để thi đấu đạt thành tích khá, năm 1975 đạt giải ba, năm 1973 và 1974 xếp thứ tư.

Sau khi miền nam được giải phóng, cách mạng Viêt Nam bước vào giai doạn mới, công tác TDTT cũng được chỉ đạo, đổi mới phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đội tiếp tục được quan tâm đầu tư về mọi mặt, công tác đào tạo được đặc biệt chú trong nên hàng loạt VĐV mới được bổ sung cho đội như: Bùi Thị Lanh, Đào Thị La, Vũ Thị Na, Phạm Thị Tùng, Nguyễn Thi Ngắm… Đội lại phấn đấu nỗ lực đọat chức vô địch năm 1977,  năm 1978, 1979, 1981, 1982, 1985, 1988, 1989 đoạt giải nhì, năm 1980, 1983 đoạt giải ba và đội tiếp tục đóng góp tốt lực lượng cho đội tuyển quốc gia.

Giai đoạn những năm đầu của thế kỷ 21, trước sự phát triển mạnh của thể thao toàn quốc và khu vực, Bóng chuyền cũng có sự chuyển hướng, công tác xã hội hóa được đẩy mạnh, nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư cho bóng chuyền nên Bóng chuyền Thái Bình cũng được sự quan tâm nhiều hơn của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cùng với sự nỗ lự của lãnh đạo nghành, của HLV, VĐV . Nhiều VĐV trẻ, có nhiệt huyết và chuyên môn khá đã được đào tạo, đứng trong hàng nguc của đội như VĐV Vũ việt Dung, Đào Thu Phương, Trần Thị Hạt, Bùi Thị Huệ…Dưới sự dẫn dắt trực tiếp của các HLV: Nguyễn tiến Trung, Phạm Ngọc Thiện, Thái Thanh Tùng đội được tiếp thêm sức lực mới để cải thiện thành tích đó là năm 2007 đội đạt chức vô địch hạng đội mạnh cùng hai cúp báo thể thao và cúp Hùng Vương, đầu 2008 đoạt cúp VTV Bình Điền.

Trong 50 năm qua, ngoài những thành tích thi đấu trong nước mà đội đã đạt được là hết sức vẻ vang còn phải kể đến thành tích đóng góp cho đội tuyển quốc gia, thi đấu quốc tế. Đội đã có nhiều thế hệ HLV, VĐV đóng góp cho đội tuyển quốc gia tiêu biểu như: HLV Phạm Tuấn, Trần Công Cường, Thái Thanh Tùng, các VĐV như Vũ Thị Gái, Bùi Thị Hiến, Bùi Thị Huệ...

Do có những thành tích vẻ vang trong 50 năm qua nhiều cá nhân và tập thể đội được khen thưởng bằng khen của UBND tỉnh, của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của trung ương đoàn, của thủ tướng chính phủ và đặc biệt đội đã được tặng huân chương lao động hạng ba năm 1982 và nhì năm 2004 cùng nhiều cờ thi đua và các danh hiệu cao quý khác.

Đội bóng chuyền nữ Thái Bình mặc dù cũng có nhiều lúc thăng trầm song là đội có bề dày lịch sử nhất trong Bóng chuyền cả nước. Do có nhiều nỗ lực, cố gắng để đạt thành tích tốt nên cũng là đội Bóng chuyền đầu tiên trên cả nước được đón nhận huân chương lao động.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn thaibinhtourism.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | thaibinhtourism.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status