Search by category:
Tin tức

Chương trình phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng tại Bách Thuận (Phần 2)

    Với vị trí địa lý nằm ngay bên quốc lộ 10, Làng vườn rất thuận lợi cho giao thoa phát triển văn hóa, kinh tế, du lịch.

3/ Hiện tại và định hướng phát triển du lịch làng vườn:

– Bách Thuận hiện đang lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị tiềm năng sẵn có tạo lợi thế riêng cho mình để phát triển du lịch cộng đồng đó là: (Các di tích lịch sử cấp quốc gia, những nếp nhà cổ mang đặc trưng nhà cổ đồng bằng bắc bộ, nghề làm vườn truyền thống, chợ quê họp vào mỗi buổi sáng, hai triền đê Trung ương và đê bao tạo nên vành đai bao bọc lấy Bách Thuận như một dải lụa mềm bao quanh vùng đất tựa lá dâu xanh bên bờ tả ngạn sông Hồng. Cùng với địa thế nằm sát bến phà Tân Đệ cũ và các bến đò Trung Hòa, Bách Tính nối sang tỉnh Nam Định – Và hơn nữa là con người Bách Thuận luôn luôn năng động, hiếu khách…) Những điều đó >> đã tạo tiền đề, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

Kính thưa quý vị:

Nhằm hiện thực hóa và từng bước để Bách Thuận phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Chúng tôi đã triển khai:

4/  XÂY DỰNG CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH GỒM:

a, Tour Xe đạp quanh làng vườn:

*) Tân Đệ – Chùa Từ vân -> Đền Ả Lữ Phương Dung – > Vườn đầm Bình Minh -> Nhà cổ Thuận Vi -> Đền Đông Vọng -> Chợ Thuận Vi -> Nhà cổ Chiến Thắng -> Đình làng Thuận Vi -> Bến Trung Hòa -> Bãi sa bồi – Đê bao ngăn lũ -> Vườn hoa Liên Hồng -> Nhà cổ Liên Hồng -> Vườn cây ăn quả, cây cảnh Bách Tính -> Nhà cổ Bách Tính -> Đình làng Bách Tính -> Bến đò; Nhà thờ họ giáo Thuận Nghiệp -> Đình làng Thuận Nghiệp …

 b/ Tour kết nối – Ghép với các tuyến điểm du lịch trong và ngoài tỉnh

– Làng vườn Bách Thuận –> Làng nghề thêu Minh Lãng -> Khu lưu niệm Bác Hồ -> Chùa Keo Duy Nhất.

– Làng vườn Bách Thuận –> Vườn hoa cải Hồng Lý –>  Tịnh Xuyên – Từ đường Lê Quý Đôn ->  Đền Tiên La -> Đền Trần Tiến Đức

– Làng vườn Bách Thuận -> Làng Khuốc, Làng Nguyễn Đông Hưng  -> Đền Đồng Bằng, Đền A Sào …

– Làng vườn Bách Thuận –> Nhà thờ thiên chúa, Bảo tàng Thái Bình  –> Khu lưu niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh -> Khu sinh thái Cồn Đen

– Làng vườn Bách Thuận –> Làng Chạm bạc Đồng Xâm Kiến Xương -> Đồng Châu và Cồn Vành Tiền Hải.

c/ Triển khai dần từng bước hình thành và kết nối xây dựng: Tour Homestay

– Với thế mạnh Bách Thuận còn lưu giữ khá nhiều những nếp nhà cổ xen lẫn những nhà vườn cây cảnh, cây ăn quả, ao thả cá, và có vùng đất bãi bồi ven sông Hồng, hơn nữa với số lượng đông đảo người dân địa phương đã từng tham gia lao động, học tập từ nước ngoài (Nga, Mỹ, Tiệp Khắc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…) >> Nay họ trở về quê sinh sống cùng với vốn ngoại ngữ  kiểu tiếng bồi (khả năng giao tiếp rất lưu loát) rất phong phú, đa dạng. –> Họ sẽ là những hướng dân viên địa phương thực thụ của làng vườn, họ sẽ giao tiếp bằng các thứ tiếng, những ngoại ngữ phổ biến nhất hiện nay giống như người dân Sa Pa đang làm du lịch cộng đồng.

 >> Dịch vụ du lịch cộng đồng với Tour trải nghiệm cho du khách, khách đặc biệt là khách quốc tế sẽ được cùng ăn, cùng ở và sinh hoạt lao động với người dân địa phương:

d/ Phát triển Tour Du lịch sông Hồng

 Nhà thơ Trinh Đường đã từng viết:

                        “Ơi Thuận Nghiệp

                                                             – Thượng Xuân

                        Chắn  ở hai đầu sóng,

                        Quyện như hình với bóng

                        Là Bách Tính

                                                                                 – Thuận Vy”                                                     

Xã Bách Thuận – được hình thành từ các làng cổ bao gồm: (Thuận Vi, Bách Tính, Thuận Nghiệp và một vùng đất giáp với Tân Đệ đó là Thôn Thượng Xuân trước đây từng của Tân Lập). Bách Thuận có vị trí địa lý nằm ven sông Hồng với 3 bến đò ngang đối diện bên bờ nam phía bên kia của dòng sông Hồng là: Nam Phong và Nam Điền tỉnh Nam Định, hơn nữa lại nằm sát với bến phà Tân Đệ cũ. Đồng thời với địa thế nằm dọc theo triền đê Trung ương (Con đê dài uốn lượn, bao bọc che chắn các làng mạc ven sông, thật chẳng khác nào như Vạn Lý Trường Thành) cùng với các làng bãi ven sông, các xóm chài bên bờ tả ngạn.

 >> Xét thấy Bách Thuận có một vị thế địa lý thật tuyệt vời như vậy rất thuận lợi cho phát triển tuyến du lịch với các điểm nhấn, điểm dừng chân tham quan cho khách du lịch nằm dọc theo các triền đê và du lịch trên sông nối các vùng phụ cận nội tỉnh cũng như liên tỉnh.

– Tuyến đường sông thứ nhất: Xuất phát từ Bến đò Bách Tính xuôi theo dòng sông Hồng đến chùa keo Duy Nhất/ có thể sang chùa Keo Hành Thiện/ Chùa Cổ Lễ Nam Định. (Tuyến này áp dụng cho đối tượng khách thích tìm hiểu các di tích lịch sử)

– Tuyến đường sông thứ 2: Xuất phát từ Bến đò ngang Bách Tính vượt ngang sông tham quan vùng cây cảnh Nam Điền, Nam Trực (Tuyến này áp dụng cho du lịch + giao thương và phát triển nghề cây cảnh truyền thống)

– Tuyến đường sông thứ 3: Xuất phát từ Bến đò Trung Hòa đi ngược dòng sông lên Vườn hoa cải Hồng Lý, đi tiếp đến Đầm Dạ Trạch – Nơi tờ Tiên Dung, chử Đồng Tử tại Hưng Yên và tiếp nũa là Làng gốm Bát Tràng và Thăng Long Hà Nội.

(Tuyến này dành cho cho đối tượng khách thích khám phá về sinh thái, văn hóa, tâm linh, làng nghề … )

 (*) Làng vườn Bách Thuận cùng với (Thành phố Thái Bình và chùa Keo, Từ đường Lê Quý Đôn, đền Trần, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, Biển Cồn Đen, Đồng Châu, Cồn Thủ, Cồn Vành) trước đây đã được UBND tỉnh quyết định phê duyệt là những cụm – điểm du lịch được đưa vào trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn từ 2002 – 2010 và định hướng đến đến 2020 (QĐ số 82/ 2002/ QĐ – UB do đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Đình Thạch ký ngày 09/ 12/ 2002).

>> Dựa trên tiềm năng tài nguyên của làng vườn, dựa trên lợi thế cạnh tranh mà ít nơi nào có được như Bách Thuận. Chúng tôi tin tưởng rằng: 

Du lịch Sinh thái cộng đồng tại Bách Thuận sẽ cất cánh bởi các sản phẩm du lịch chất lượng cùng với du lịch Thái Bình phát triển bền vững, duy trì nghề truyền thống, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương, làm giảm dòng chảy ly hương của thanh niên nông thôn, giúp họ làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương mình. Xây dựng cách thức làm du lịch có trách nhiệm, bảo vệ môi trường, góp phần thay đổi diện mạo bức tranh làng quê và đời sống người dân. Tiếp tục đồng hành cùng phong trào xây dựng nông thôn mới. Đây cũng chính là cách quảnh bá tốt nhất, chân thực nhất về cuộc sống, văn hóa con người Việt nam nói chung và con người Thái Bình nói riêng với bạn bè quốc tế. 

“Có một miền quê tựa bức tranh

Bốn mùa hoa trái bốn mùa xanh

Bốn mùa chim hót hoa đua nở

Ngọt lịm không gian trái trĩu cành

                                                       (Thơ: Quê tôi – Làng Thuận Vi Tg: Nguyễn Đình Nhữ

>>  Hy vọng một ngày không xa, mỗi khi du khách bước chân tới cửa ngõ Thái Bình, vượt qua cầu Tân Đệ sẽ thấy xuất hiện ngay đây một “Mỹ Tho”, hay một “Bến Ninh Kiều” của Thái Bình với Khu du lịch làng vườn xanh mướt, một điểm du lịch, một làng quê trù phú ven sông, hình ảnh trên bến dưới thuyền sầm uất sáng sớm, chiều trưa và mỗi lúc hai đầu thành phố lên đèn thì cả Nam Định và Thái Bình sẽ cùng bừng sáng lung linh tựa Thu Bồn mà lại mang dáng hình của quê lúa.

Tác giả: Nguyễn Như Trường

Nhutruongtour Vn

TRUONG THUAN TOURIST CO; LTD

http://dulichtruongthuan.com/

http://truongthuantourist.com.vn/

 

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn thaibinhtourism.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | thaibinhtourism.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status